Chuột rút do nhiệt và những điều cần biết

Tập luyện

Mặc dù chuột rút do nhiệt có thể tự hết nhưng nếu bạn gặp tình trạng này thường xuyên, cần tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời, tránh những rủi ro sức khoẻ tiềm ẩn khác.

>>> Xem thêm: Đau mắt cá chân khi chạy – Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Chuột rút do nhiệt xảy ra khi nào?

Chuột rút do nhiệt có thể xảy ra đột ngột vào lúc nửa đêm hoặc khi bạn tập luyện, gây ra các cơn đau dữ dội ở chân hoặc bắp chân. Mặc dù trong nhiều trường hợp, không xác định chính xác nguyên nhân nhưng chuột rút do nhiệt có thể xảy ra do các nguyên nhân dưới đây:

– Tập thể dục, vận động quá mức. Bạn có thể tham khảo để biết một ngày nên tập thể dục bao lâu là đủ và lên kế hoạch vận động phù hợp với mình.

– Uống ít nước

– Vận động quá ít

Tình trạng quá tải và mệt mỏi của cơ xương có thể dẫn đến chuột rút cục bộ ở các sợi cơ làm việc quá sức.

– Nhiệt độ nóng

Scott Garrison, MD, PhD, phó giáo sư về y học gia đình tại Đại học Alberta cho biết: “Sự phát triển và sửa chữa dây thần kinh có thể hoạt động tích cực hơn vào mùa hè vì lượng vitamin D lớn hơn. Cơ thể bạn sản xuất vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ăn uống. Và do đó, vào mùa hè, khi mức D của bạn nếu đạt đến đỉnh điểm, cơ thể bạn có thể tham gia vào quá trình sửa chữa thần kinh “tăng tốc”, điều này có thể gây ra những cơn chuột rút”.

Chuột rút do nhiệt phổ biến hơn vào ban đêm và những điều cần biết - Ảnh 2.

Nhiệt độ nóng, sự thay đổi theo mùa cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút do nhiệt

– Ngủ gò bó chân trong thời gian dài khiến cơ bắp chân ngắn lại, lòng bàn chân bị gập

– Thiếu hụt dinh dưỡng

Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, sự mất cân bằng canxi, magie và kali góp phần gây ra chứng chuột rút. Mỗi chất điện giải này giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong máu và cơ bắp, và do đó, điều này có ý nghĩa rằng, nếu chúng không hoạt động, chuột rút có thể xảy ra.

Vào mùa hè, khi cơ thể bạn toát nhiệt và đổ mồ hôi nhiều hơn, nếu không bù đủ nước và các chất điện giải cơ thể sẽ dễ bị chuột rút.

Tất nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa thực sự nhất quán về kết quả và vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định chắc chắn.

Dấu hiệu chuột rút do nhiệt

Khi bị chuột rút do nhiệt bạn có thể gặp các dấu hiệu như:

– Đau

– Các cơ co thắt không tự chủ và gián đoạn

– Cơn đau duy trì trong khoảng thời gian ngắn

– Cơn đau tự biến mất sau đó.

2. Xử lý chuột rút do nhiệt như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp thì chuột rút do nhiệt có thể tự hết, nhưng nếu tình trạng này gây khó khăn cho cuộc sống của bạn và khiến chân của bạn bị sưng lên thì bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bù nước cho bệnh nhân dưới hình thức tiêm truyền hay uống bước và bổ sung điện giải.

Một số cách sơ cứu chuột rút do diệt tại nhà:

– Thư giãn, kéo nhẹ cơ, căng nhẹ hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị chuột rút

– Cố gắng đắp một miếng gạc nóng lên vùng bị chuột rút

Chuột rút do nhiệt phổ biến hơn vào ban đêm và những điều cần biết - Ảnh 3.

Chườm nóng lên vùng bị chuột rút để nhanh chấm dứt cơn co rút cơ

– Nếu bạn bị chuột rút ở câhn vào giữa đêm khi đang ngủ, hãy thử đứng và co chân lên, dồn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút trong tư thế chạm gót xuống sát sàn nhà để kéo căng cơ ra

– Nghỉ ngơi và tìm cách hạ thân nhiệt xuống

– Uống thêm nước trái cây như nước chanh muối, nước dừa hoặc đồ uống thể thao để bổ sung điện giải

– Dừng tập luyện lại trong vài giờ sau khi cơn chuột rút do nhiệt biến mất.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

– Nếu cơn chuột rút của bạn không biến mất trên 1 tiếng

– Bạn không thể uống đủ nước do bị buồn nôn hoặc nôn và cần phải bù nước thông qua đường tĩnh mạch

– Chuột rút do nhiệt đi kèm với kiệt sức do nhiệt

– Có các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa, đau đầu, tim đập nhanh, khó thở, thân nhiệt cao trên 40 độ.

Nếu gặp phải các vấn đề kể trên bạn cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

3. Ai hay bị chuột rút do nhiệt?

Mặc dù việc gắng sức có thể gây chuột rút trong thời tiết mát mẻ, nhưng các chứng chuột rút đó không liên quan đến nhiệt và có thể phản ánh sự thiếu thể lực.

Ngược lại, chuột rút do nhiệt có thể xảy ra ở:

– Người làm công việc nặng nhọc, đặc biệt là trong môi trường nóng bức, cần dồn trọng lực lên bắp chân, đùi và vai

– Người bị đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện

– Người uống nhiều nước và các chất lỏng khác nhưng thiếu muối gây hạ natri máu

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Người cao tuổi do nhóm này dễ bị mất nước và đang có các bệnh lý nội khoa tiềm ẩn như tim mạch và phổi

– Người đang sử dụng thuốc gây giảm mồ hôi và khả năng điều tiết thân nhiệt chẳng hạn như thuốc kê đơn cho bệnh tâm thần, thuốc chống loạn thần hay thuốc an thần. Một số người đang sử dụng thuốc cảm lạnh hay thuốc kháng histamine cũng có thể bị chuột rút do nhiệt do khả năng kiểm soát thân nhiệt bị suy yếu

– Người nghiện rượu.

4. Phòng ngừa chuột rút do nhiệt

Nếu làm việc trong môi trường nóng bức bạn có thể bị chuột rút trong những ngày đầu làm việc. Khi đã quen với môi trường và được bổ sung chất lỏng đầy đủ, chuột rút do nhiệt sẽ ít xảy ra hơn.

Bên cạnh đó, vào mùa hè, bạn nên tập thể dục phù hợp với thể trạng, uống đủ nước, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hoặc bạn có thể chọn những bài tập trên máy chạy bộ, xe đạp tập giúp việc vận động tại nhà trở nên đơn giản hơn.

>>> Xem thêm: Ghế massage toàn thân Toshiko – Đạt chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001: 2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *