Tê tay trái là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả nhất

Sức khỏe

Tê tay trái là triệu chứng ai cũng có thể mắc phải. Đây có thể là một dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là do ảnh hưởng của các loại bệnh lý khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn các bệnh lý dẫn đến tê tay trái và cách chữa trị hiệu quả nhất.

Tê tay trái là bệnh gì?

Hội chứng ống cổ tay

Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ có biểu hiện tê tay trái là điều các chuyên gia hàng đầu chỉ ra. Là một ống nhỏ hình thành từ các mô và xương, ống cổ tay chứa gân và dây thần kinh nằm ở mặt trong của cổ tay. Ống cổ tay bị hẹp hoặc bị viêm gây áp lực lên dây thần kinh tại vùng tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy tê ở các đầu ngón tay hoặc có thể đau nhức ở tay, tay yếu và thường xuyên rơi đồ vật. Người bệnh cần tránh thực hiện cùng một động tác ở ống cổ tay lặp lại liên tục hoặc tránh hoạt động thể thao khiến tay dễ bị đau và sưng.

tê tay trái

Hội chứng ống cổ tay gây nên cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Trong trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị để giảm bớt các tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh và cơ bắp.

Hội chứng chèn ép dây thần kinh

Dây thần kinh bị chèn ép bởi sụn, cơ hoặc gân sẽ dẫn đến tổn thương, đồng thời gây nên tình trạng tê tay trái. Hội chứng thường xảy ra khi người bệnh hoạt động quá mức hoặc khi dây thần kinh bị chèn ép. Trong một số trường hợp, việc chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra do các vấn đề về sức khỏe trong đó có các bệnh lý xương khớp hoặc xuất hiện u tại cột sống.

Trong trường hợp bị tê tay trái do hội chứng chèn ép dây thần kinh, ngoài biểu hiện tê tay trái, người bệnh có thể bị đau nhói, châm chính tại vùng tay đang tổn thương. Cơ tay yếu và không có lực khiến hoạt động cầm nắm gặp phải nhiều ảnh hưởng.

Đau nửa đầu

Tác động của chứng đau nửa đầu gây tê tay trái kèm những ảnh hưởng tiêu cực đến thị giác. Người bệnh cũng có thể tê tay phải hoặc cả hai tay khi gặp phải tình trạng này. Tình trạng tê có thể thể kéo dài trong khoảng 1 tiếng khi tình trạng đau đầu xuất hiện.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện sau:

  • Thị lực suy giảm, có thể thấy được các điểm mù
  • Nhìn đường ngoằn ngoèo, tia sáng hoặc ngôi sao
  • Xuất hiện tình trạng yếu cơ
  • Khả năng diễn đạt ngôn ngữ gặp khó khăn

Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao khiến dây thần kinh của người bệnh gặp phải một số vấn đề. Không chỉ tê tay trái mà một số bộ phận khác trên cơ thể người bệnh cũng có thể bị tê. Thông thường, tình trạng tê sẽ bắt đầu từ hai chân và sau đó mới lan lên tay.

Một số biểu hiện đính kèm khác là:

  • Châm chích hoặc đau rát ở vùng tổn thương
  • Đau nhói hoặc chuột rút
  • Vùng da bị nhạy cảm hơn bình thường. Người bệnh có thể đau khi quần áo chà sát vào da
  • Cơ tay, chân yếu
  • Phản xạ kém đặc biệt là tại khu vực mắt cá chân
  • Cơ thể khó giữ thăng bằng
  • Việc phối hợp giữa các phần trên cơ thể không được linh hoạt
  • Chân lở loét, xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng
  • Đau nhức xương khớp

Thoái hóa cột sống

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thoái hóa cột sống là tê tay chân. Bệnh thường xảy ra do tác động của tuổi tác, khi cột sống mất đi sự linh hoạt và đĩa đệm cột sống mất đi tính đàn hồi, giảm sốc.

Ngoài tê tay trái, người bệnh có thể bị đau cổ. Các cơn đau lan xuống cả bả vai và cánh tay gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và vận động của người bệnh.

Đêm ngủ hay bị tê tay

Đêm ngủ hay bị tê tay là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Đây là tình trạng xảy ra do ngủ sai tư thế hoặc nằm ngủ đè lên tay trong một thời gian dài gây chèn ép thần kinh và tạo nên cảm giác tê. Trong một số trường hợp đây cũng có thể là dấu hiệu của các loại bệnh lý đã liệt kê phía trên.

Ngoài ra, hiện tượng tê tay không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà cũng có thể xảy ra vào khi người bệnh ngủ ban ngày. Do vậy, khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên có các biện pháp thăm khám và điều trị để tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Cách làm hết tê tay trái

tê tay trái là bệnh gì

Massage

Người bệnh có thể Massage nhẹ nhàng lên khu vực tay đang bị tê theo vòng tròn cho đến khi vùng tê nóng lên. Trong quá trình Massage có thể kết hợp cùng với các loại tinh dầu như oliu, dầu dừa,… Phương pháp này giúp trị tê tay ngay tại chỗ, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, điều trị các chứng tê tay hiệu quả.

Chườm nóng

Nhúng 1 miếng vải vào nước nóng ấm sau đó chườm trực tiếp lên tay tê trong 10 phút. Lặp lại quá trình nhúng – chườm cho đến khi tay hết tê. Người bệnh có thể thay thế nước nóng ấm bằng miếng dán hoặc các loại túi chườm nóng. Lưu ý nhiệt độ trong quá trình chườm để tránh bị bỏng hoặc quá nguội khiến phương pháp không đạt được hiệu quả.

Dùng lá lốt

Trong thành phần của lá lốt có hoạt chất có tác dụng tốt thúc đẩy lưu thông máu, hóa ứ, thông kinh lạc. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để cải thiện chứng tê bì.

Người bệnh lấy 20 lá lốt tươi, rửa sạch sau đó cho vào ấm nước đun sôi trên lửa nhỏ. Đun còn 1/3 lựa nước đổ vào ban đầu thì gạn ra bát và uống. Ngày uống 1 lần sau bữa ăn tối và uống liên tục trong 10 ngày.

Dùng lá ngải cứu và muối trắng

Người bệnh dùng lá ngải cứu tươi ngâm cùng với muối hạt đến khi mềm lá. Vắt ráo nước rồi đắp trực tiếp lên khu vực đang bị tê nhức. Mạch máu có điều kiện giãn nở, khả năng lưu thông trong máu tốt từ đó tình trạng tê được cải thiện nhanh chóng.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc điều trị tại nhà bằng các phương pháp kể trên chỉ nên áp dụng với các trường hợp hợp tê tay nhẹ. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tới khám tại các cơ sở phòng khám, bệnh viện uy tín. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *